Chủ nghĩa phát xít và Thế chiến II (1922-1945) Lịch_sử_Ý

Sau những sự tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều công nhân Ý đã gia nhập những cuộc đình công lớn yêu cầu có nhiều quyền lợi và những điều kiện làm việc tốt hơn. Một số người, bị ảnh hưởng bởi cuộc Cách mạng Nga, bắt đầu tiếp quản các nhà máy, hầm mỏ, trang trại và công xưởng. Lực lượng tự do, lo ngại một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã bắt đầu tiếp nhận Đảng Quốc gia Phát xít nhỏ, do Benito Mussolini lãnh đạo, người ủng hộ phản ứng bạo lực trước những cuộc đình công (bằng đảng dân quân "Áo đen") và lập trường này thường được đem ra so sánh với những phản ứng mang tính ôn hoà của chính phủ. Sau nhiều năm đấu tranh, vào tháng 10 năm 1922 những kẻ phát xít đã tổ chức một cuộc đảo chính ("Marcia su Roma", nghĩa là Tuần hành tại Roma); các lực lượng Phát xít còn yếu, nhưng nhà vua đã ra lệnh cho quân đội không can thiệp, hình thành một liên minh với Mussolini, và thuyết phục đảng tự do tán thành một chính phủ do phe Phát xít lãnh đạo. Trong vài năm sau đó, Mussolini (người bắt đầu được gọi là "Il Duce", từ tiếng Ý có nghĩa "nhà lãnh đạo") đã hạn chế mọi đảng phái chính trị (gồm cả những đảng tự do) và ngăn chặn các quyền tự do cá nhân với lý do ngăn chặn cuộc cách mạng.

Năm 1935, Mussolini tuyên chiến với Ethiopia về vấn đề lãnh thổ. Ethiopia đầu hàng sau vài tháng. Điều này dẫn tới một sự chia rẽ giữa nước Ý và các đồng minh truyền thống, Pháp và Anh Quốc, và sự ủng hộ của nước Đức Phát xít. Một hiệp ước đầu tiên với Đức được ký kết năm 1936, và vào năm 1938 (Hiệp ước Thép). Ý ủng hộ cuộc cách mạng của Francisco Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha và các yêu cầu của Adolf Hitler tại Trung Âu, chấp nhận sự sáp nhập nước Áo vào Đức năm 1938, dù sự biến mất của một quốc gia trung gian giữa Đức và Ý là điều bất lợi cho đất nước.

Tháng 10 năm 1938 Mussolini liên kết Anh Quốc, Pháp và Đức với giá là sự toàn vẹn lãnh thổ của Tiệp Khắc.

Đế quốc Ý năm 1940

Tháng 4 năm 1939, Ý chiếm Albania, một nước trên thực tế đã thuộc quyền bảo hộ của Ý trong nhiều thập kỷ, nhưng vào tháng 9 năm 1939, sau cuộc xâm lược Ba Lan, Mussolini đã quyết định không can thiệp cùng phía Đức, vì sự chuẩn bị kém của các lực lượng vũ trang. Ý tham chiến năm 1940 khi Pháp đã bị đánh bại. Mussolini đã hy vọng rằng Ý sẽ có thể chiến thắng trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, nước này có lực lượng quân sự rất kém cỏi.

Ý xâm chiếm Hy Lạp tháng 10 năm 1940 qua đường Albania nhưng đã bị buộc phải rút lui sau vài ngày. Sau khi Ý chinh phục Somalia thuộc Anh năm 1940, một cuộc phản công của Đồng Minh dẫn tới sự thiệt hại to lớn của Đế quốc Ý tại Sừng châu Phi. Ý cũng bị các lực lượng Đồng Minh đánh bại tại Bắc Phi và chỉ trụ vững nhờ sự hỗ trợ các lực lượng vũ trang Đức dưới sự chỉ huy của tướng Erwin Rommel.

Sau nhiều thất bại, Ý bị xâm chiếm vào tháng 6 năm 1943. Vua Vittorio Emanuele và một nhóm những kẻ Phát xít tự đứng ra đối lập với Mussolini. Vào tháng 7 năm 1943, Mussolini bị bắt giữ. Khi các đảng chính trị chống Phát xít trước kia hoạt động trở lại, các cuộc đàm phán hoà ước bí mật với phe Đồng Minh được khởi động. Vào tháng 9 năm 1943, Ý đầu hàng. Ngay lập tức Đức tấn công nước này và Ý bị chia đôi đồng thời trở thành một mặt trận lớn. Phần dưới sự chiếm đóng Phát xít, nơi một nhà nước Phát xít dưới sự lãnh đạo của Mussolini được thành lập, đã xảy ra một cuộc nội chiến đẫm máu giữa những người du kích Ý ("partigiani") và quân đội phát xít. Ý được giải phóng ngày 25 tháng 4 năm 1945. Lễ giải phóng vẫn được kỷ niệm vào ngày 25 tháng 4.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Ý http://www.isn.ethz.ch/php/collections/coll_gladio... http://www.isn.ethz.ch/php/documents/collection_gl... http://books.google.com/books?id=X4xw8-Oj9usC&pg=P... http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=it&... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://www.historyworld.net/wrldhis/PlainTextHisto... http://correlatesofwar.org/COW2%20Data/Capabilitie... http://www.foreignaffairs.org/20060501faessay85305... http://links.jstor.org/sici?sici=0013-8266(198801)... https://web.archive.org/web/20090105232715/http://...